Hyundai là thương hiệu ô tô toàn cầu và nổi tiếng vận hành bền bỉ. Nhưng để chiếc xe của bạn đạt được độ bền và khả năng vận hành êm ái thì vấn đề chăm sóc và bảo dưỡng xe là 1 yếu tố hết sức quan trọng.


    Do đó bài viết này thể hiện đầy đủ các yếu tố quan trọng cho việc chăm sóc và bảo dưỡng xe: 

    Trách nhiệm của bạn là chăm sóc xe với tư cách là người sử dụng chiếc xe đó.

    Bạn có trách nhiệm tiến hành mọi công việc kiểm tra, bảo dưỡng cần thiết cho chiếc xe của bạn để nó luôn vận hành với độ tin cậy cao và đảm bảo quy định của pháp luật về môi trường.

    Lưu ý: Nội dung của việc chăm sóc xe được chia làm 2 phần chính và được giải thích chi tiết trong tài liệu: “Hướng dẫn sử dụng xe” và “Sổ tay bảo dưỡng” bao gồm:

    1.Tự bảo dưỡng – được tiến hành bởi người sử dụng xe.

    2.Bảo hành định kỳ – được xác định theo các cấp tương ứng với số km xe chạy, thời gian lưu hành và điều kiện sử dụng thực tế (bao gồm cả lịch sử sửa chữa). Việc bảo dưỡng định kỳ cần được tiến hành tại các đại lý Hyundai Ngọc Dung

    Tự bảo dưỡng – kiểm tra và chăm sóc xe thường xuyên:

    Bao gồm những nội dung bảo dưỡng cần thiết đảm bảo cho chiếc xe của bạn vận hành bình thường.

    Những việc này bạn có thể tự làm và cần làm trước mỗi chuyến đi dài, hàng ngày trước khi sử dụng xe hoặc tranh thủ thực hiện khi bạn rửa xe, đổ xăng…

    Ví dụ về những hạng mục cần kiểm tra thường xuyên: Mức dầu động cơ, mức nước làm mát, bổ sung nước rửa kính, tình trạng và áp suất lốp, tình trạng ắc quy…

    Bảo dưỡng định kỳ – kiểm tra và chăm sóc xe định kỳ:

    Đây là nội dung của công tác bảo dưỡng định kỳ do các đại lý của Hyundai Việt Nam tiến hành để đảm bảo chiếc xe của bạn hoạt động với độ tin cậy cao, tránh gây ô nhiễm môi trường.

    Việc xác định các cấp bảo dưỡng và nội dung của từng cấp phụ thuộc vào số km xe chạy, thời gian lưu hành xe và điều kiện sử dụng thực tế. Về cơ bản, nếu xe của bạn hoạt động trong môi trường khắc nghiệt thì chu kỳ bảo dưỡng cần được rút ngắn và số lượng các hạng mục bảo dưỡng cũng tăng lên.

    Để giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiện thao tác bảo dưỡng định kỳ, Hyundai khuyến nghị quý khách hàng mang xe tới Hyundai Phú Mỹ Hưng để thực hiện công tác bảo dưỡng sau mỗi 5.000km xe chạy hoặc 3 tháng tùy thuộc điều kiện nào đến trước theo 04 cấp bảo dưỡng tương ứng sau đây.

    Sau đây là các cấp bảo dưỡng của Hyundai:

    Chú ý!

    Khi xác định cấp bảo dưỡng cần thực hiện, nếu các điều kiện về số km chạy, thời gian lưu hành và điều kiện sử dụng thực tế yêu cầu cấp bảo dưỡng khác nhau thì cấp bảo dưỡng lớn nhất trong các cấp bảo dưỡng đó sẽ được lựa chọn thực hiện.

    Để biết thêm chi tiết về chế độ bảo dưỡng cụ thể cho chiếc xe của mình, xin quý khách vui lòng tham khảo thêm tài liệu “Hướng dẫn sử dụng”, “Sổ tay bảo dưỡng” hoặc tại mục chăm sóc và bảo dường xe.

    Hỏng hóc do không lưu ý đến việc kiểm tra và bảo dưỡng xe

    Việc kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên là cần thiết cho sự an toàn và cho việc vận hành tin cậy chiếc xe của bạn. Hãy luôn sửa chữa các hỏng hóc. Nếu bạn để ý thấy bất kỳ điều gì khác thường trong khi lái xe, hãy tiến hành việc kiểm tra càng sớm càng tốt.

    * Sau đây là các hạng mục quạng trọng mà bạn có thể tự kiểm tra 

    1. Lốp: Áp suất lốp giảm thường ít được để ý đến. Việc sử dụng lốp với áp suất thấp hoặc lốp bị mòn có thể dẫn đến việc xe bị trượt lốp, bị xì và xảy ra tai nạn.

    2. Nước làm mát: Tiếp tục sử dụng dung dịch làm mát thiếu hoặc bị bẩn do không được thay thế trong thời gian dài dẫn đến động cơ quá nóng hoặc két nước bị ăn mòn.

    3. Dầu động cơ: Tiếp tục sử dụng dầu động cơ thiếu hoặc bị bẩn do không được thay trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về động cơ hoặc gây hư hại cho động cơ.

    4. Dầu phanh: Tiếp tục sử dụng dầu phanh bẩn do không được thay trong thời gian dài có thể dẫn đến phanh mất tác dụng dẫn đến tai nạn.

    5. Cần gạt nước: Sử dụng cao su gạt nước đã hư hỏng làm cho lái xe khó quan sát phía trước và có thể gây tai nạn.

    6. Dây đai thang: Việc sử dụng dây đai thang lỏng hay mòn có thể dẫn đến … (đọc không đc) có thể làm ắc quy chết hoặc làm cho động cơ bị quá nhiệt.

    7. Loc dầu: Không thay lọc dầu trong thời gian dài có thể làm cho bộ phận lọc dầu tắc và hạn chế dòng chảy giữa của dầu có thể dẫn đến vấn đề về động cơ hoặc gây hư hại cho xe.

    8. Dung dịch ắc quy: Việc sử dụng dung dịch ắc quy với mức dung dịch thấp có thể làm chết ắc quy, ắc quy bị quá nhiệt hoặc thậm chí bị nổ.

    9. Bộ phận lọc khí: Nếu bộ phận lọc khí bị bẩn, lượng không khí cần thiết sẽ không vào được với động cơ dẫn tới giảm công suất của xe tăng tiêu hao nhiên liệu.

    10. Má phanh đĩa – Má phanh trống: Việc sử dụng má phanh quá giới hạn làm việc có thể dẫn đến việc phanh xe mất hiệu lực có thể dẫn đến tai nạn.

    11. Ống dầu phanh: Dùng ống dầu phanh kém chất lượng có thể bị vỡ đột ngột dẫn đấn mất phanh hoàn toàn và tai nạn.

    12. Lốp: Áp suất lốp giảm thường ít được để ý đến. Việc sử dụng lốp với áp suất thấp hoặc lốp bị mòn có thể dẫn đến việc xe bị trượt lốp, bị xì và xảy ra tai nạn